CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ? - Công ty Funova

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ?

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THỰC TẬP SINH VÀ KỸ SƯ NHẬT BẢN

1. Thực tập sinh Nhật Bản là gì?

Thực tập sinh ở Nhật là thuật ngữ dùng để chỉ chương trình đưa lao động đi xuất khẩu được hợp tác bởi chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản.

Đối tượng tham gia gồm những lao động phổ thông độ tuổi từ 18 và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Mục đích của chương trình đó để tăng cường quốc tế hóa, năng động hóa cho Việt Nam, tạo cơ hội việc làm giúp lao động phổ thông nâng cao tay nghề và giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt nhân lực tại Nhật.

Tổng hợp đãi ngộ và quyền lợi của thực tập sinh Nhật Bản

  • Tham gia đủ 4 loại bảo hiểm: Bảo hiểm y tế quốc dân và hưu trí quốc dân, bảo hiểm sức khỏe nhân dân và lương hưu nhân dân, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
  • Nhận thu nhập hấp dẫn 25 – 30 triệu đồng/tháng: Nếu chăm chỉ tăng ca có thể tăng thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng mỗi tháng.
  • Nghỉ phép có lương tới 25 ngày/năm: Nhật có tới 15 đợt nghỉ lễ như nghỉ hè, nghỉ Tết, tuần lễ vàng,….Lao động sau mỗi năm làm viêc được tăng thêm một ngày phép.
  • Được bảo vệ bởi pháp luật: Thực tập sinh được Luật lao động Nhật Bản bảo vệ tuyệt đối, đảm bảo không bị bóc lột sức lao động. 
  • Được bồi thường hợp đồng với các rủi ro do xí nghiệp: Nếu xí nghiệp phá sản và chấm dứt hợp đồng với lao động sẽ phải bồi thường ≥ 60% lương cơ bản.
  • Môi trường làm việc hiện đại và đề cao an toàn lao động: Môi trường lao động ở Nhật tiên tiến hơn Việt Nam nên thực tập sinh có cơ hội nâng cao tay nghề, năng lực, đồng thời có các trang phục và biện pháp bảo hộ phù hợp để đảm bảo an toàn. 
  • Nhận lại 3 khoản tiền khi về nước đúng hạn: Thực tập sinh có thể nhận được tiền thuế Nenkin, tiền thuế đóng dư và tiền hoàn thuế 1 phần.
  • Cơ hội trở lại Nhật Bản lần 2: Sau khi về nước nếu mong muốn quay lại Nhật lao động, bạn có thể đi theo diện kỹ năng đặc định hoặc chương trình kỹ năng số 3.
  • Gia hạn visa tới 10 năm và vĩnh trú tại Nhật Bản: Thực tập sinh đỗ kỳ thi kỹ năng cấp độ 3 có thể gia hạn thêm 2 năm hoặc chuyển sang visa đặc định và có cơ hội ở Nhật tới 10 năm.  

2. Kỹ sư Nhật Bản là gì?

Kỹ sư Nhật Bản ra đời nhằm giải quyết bài toán nhân lực trình độ cao tại ” Đất nước mặt trời mọc”.

Đây là chương trình dành riêng cho những bạn tốt nghiệp đại học, cao đẳng và senmon tại Việt Nam và Nhật Bản. Tùy vào ngành nghề đào tạo cũng như bằng cấp cụ thể mà các kỹ sư, kỹ thuật viên được tuyển chọn vào các công ty Nhật theo hợp đồng đã ký kết.

Nếu như trước đây, chương trình Kỹ thuật viên Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động trình độ cao làm việc trong các khối ngành kỹ thuật như Kỹ sư Xây dựng, Kỹ sư Công nghệ thông tin, Kỹ sư Thực phẩm…thì hiện nay, ngành nghề tuyển dụng diện kỹ sư ngày càng được mở rộng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những bạn trẻ có năng lực chuyên môn tốt tìm kiếm cơ hội việc làm và môi trường làm việc lý tưởng.

Chương trình Kỹ sư Nhật Bản có tốt không?

Tuy không phải chương trình mới, xong vẫn có rất nhiều người lao động chưa thật sự hiểu và hiểu đúng về chương trình Kỹ sư Nhật Bản. Vậy chương trình Kỹ sư Nhật Bản có tốt không?

Ứng viên tham gia đăng ký đơn tuyển dụng nếu đủ điều kiện yêu cầu sẽ được phỏng vấn trực tiếp với công ty tuyển dụng Nhật Bản. Được làm việc trong môi trường khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận nhiều tư liệu mới tạo điều kiện để nâng cao tay nghề, kinh nghiệm đúng với chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo.

Mức lương và các chế độ đãi ngộ của diện kỹ sư sẽ tương đương với lao động bản xứ, được làm thêm giờ và có thưởng, đặc biệt các bạn visa kỹ sư- nhân viên có thể bảo lãnh vợ con sang Nhật sinh sống và hưởng đầy đủ các chính sách phúc lợi xã hội.

Tổng hợp đãi ngộ và quyền lợi của Kỹ sư Nhật Bản

  • Thu nhập hàng tháng hấp dẫn: thu nhập hàng tháng với các kỹ sư tại Nhật khá cao, ngang với mức thu nhập của người bản xứ. Tùy vào từng vị trí làm việc mà kỹ sư sẽ nhận được những mức thu nhập cơ bản dao động 180,000 – 200.000 Yên/tháng (~ 30 – 35 triệu đồng/tháng). Sau khi trừ chi phí sinh hoạt và các chi phí khác, thu nhập sẽ từ 150.000 Yên/tháng (~ 25 triệu đồng/tháng) trở lên. 
  • Được hưởng chế độ phúc lợi ngang với người bản xứ: là một trong những quyền lợi của kỹ sư đi Nhật nhận được. Theo Luật lao động Nhật Bản, kỹ sư sẽ được tham gia đủ các loại bảo hiểm, bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm xã hội… . Kỹ sư đi Nhật được đi khám sức khỏe 2 lần/năm để đảm bảo thể trạng tốt nhất khi làm việc tại đất nước này. Bên cạnh đó, đi Nhật diện kỹ sư sẽ không bị bóc lột sức lao động, thời gian làm việc cố định 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần và 40 giờ/tuần. 
  • Được gia hạn visa tới 10 năm: Thời hạn trên hợp đồng làm việc của các kỹ sư tại Nhật là từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên tùy vào năng lực làm việc cũng như khả năng đàm phán mà bạn có thể gia hạn hợp đồng lên tới 10 năm, ngoài ra còn có cơ hội vĩnh trú tại Nhật. Trong khi đó, thực tập sinh hay tu nghiệp sinh chỉ được đi xuất khẩu tối đa 3 năm và gia hạn thêm 2 năm.
  • Chi phí đi kỹ sư Nhật rất tiết kiệm: Tùy vào từng ngành nghề mà tổng tiền bạn phải chi trả sẽ có sự chênh lệch. Mức chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư có thể chỉ dao động từ 1.500 – 3.000 USD (khoảng 35 – 70 triệu đồng) nếu lao động sở hữu trình độ học vấn cao (cao đẳng, đại học) và vốn Nhật ngữ tốt (từ N2). Ngoài ra, đa số các công ty của Nhật sẽ hỗ trợ chi phí để đưa các kỹ sư tiềm năng đến làm việc tại công ty mình. Đây là mức chi phí khá thấp so với những bạn lựa chọn đi theo diện thực tập sinh. Chương trình xuất khẩu thông thường tốn khoảng 110 – 150 triệu đồng do chỉ tuyển lao động phổ thông và không yêu cầu bằng cấp hay vốn Nhật ngữ quá tốt.  
  • Cơ hội thăng tiến rõ ràng: Sau khi trải qua quá trình lao động tại Nhật, kỹ sư có nhiều khả năng được thăng tiến đến các chức vụ cao hơn trong công ty như quản lý, trường phòng hay giám đốc…Mức thu nhập theo đó cũng sẽ tăng lên theo các cấp bậc khác nhau. Còn với lao động đi theo diện thực tập sinh thường chỉ làm ở 1 vị trí duy nhất và rất ít có cơ hội thăng tiến. 
  • Được phép bảo lãnh gia đình sang Nhật: Quyền lợi đặc biệt của kỹ sư tại Nhật là được tạo điều kiện bảo lãnh người thân sau 1 năm làm việc – đặc quyền mà các diện xuất khẩu không có. Việc bảo lãnh sẽ phụ thuộc vào số năm Visa của bạn, chẳng hạn nếu bạn có Visa lâu năm sẽ được bảo lãnh định cư lâu dài hoặc vĩnh trú cho người thân.
  • Có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển bản thân: Khi qua Nhật, kỹ sư sẽ có cơ hội làm việc, thực hành đúng với chuyên ngành mình đã học. Bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức để dễ dàng phát triển sự nghiệp hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra, khi làm việc tại Nhật bạn sẽ được tiếp xúc với những đồng nghiệp Nhật Bản. Sự tỉ mỉ và chăm chỉ trong công việc sẽ là môi trường tốt cho bạn rèn luyện tinh thần kỷ luật, tính nghiêm túc và cần thận. Sau khi về nước, với những kiến thức, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được cũng như tính kỷ luật cao trong công việc, chắc chắn cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ vô cùng rộng mở. Bạn dễ dàng được nhận vào những công ty, tập đoàn thuộc các lĩnh vực liên quan ngành nghề của mình trong nước hoặc đa quốc gia,….

* Điều kiện đặc thù của ngành kỹ sư Nhật Bản

Để trở thành kỹ sư tại Nhật, bạn cần đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe giống hệt như thực tập sinh, ngoài ra có các yêu cầu khắt khe hơn như:  

  • Yêu cầu độ tuổi: Từ 20 đến 35 tuổi.
  • Yêu cầu bằng cấp: Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học thuộc các chuyên ngành kỹ sư liên quan như xây dựng, kiến trúc, nông nghiệp hay cơ khí, thực phẩm,…
  • Yêu cầu tiếng Nhật: Có khả năng giao tiếp tiếng Nhật tốt từ N4 trở lên, có nền tảng về từ vựng, ngữ pháp tiếng Nhật. 
  • Yêu cầu kinh nghiệm: Hầu hết cần 1 – 2 năm kinh nghiệm nhưng cũng có một số đơn không yêu cầu. 

Nghĩa vụ của kỹ sư đi Nhật

Bên cạnh những quyền lợi của kỹ sư đi Nhật nhận được, kỹ sư tham gia lao động tại Nhật Bản cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:

  • Tuân thủ đầy đủ những nội quy của công ty, tập đoàn, nơi làm việc. 
  • Tuân thủ tuyệt đối Luật lao động, Hiến pháp và Pháp luật của Nhật Bản đối với người lao động ngoại quốc.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa thực tập sinh và kỹ sư Nhật Bản, bạn hãy nắm vững để trang bị kiến thức cho mình nhé.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ?
Tin Tức