THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI NHẬT BẢN ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM
Những năm gần đây, số lượng lao động trẻ người Việt Nam làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng, và nhu cầu kết hôn cũng tăng cao. Chắc hẳn nhiều bạn cũng đang thắc mắc “Các thủ tục khi đăng ký kết hôn tại Nhật cho công dân người Việt Nam có khó không?”, “Những giấy tờ mà cả hai cần chuẩn bị là gì?”. Thật ra, thủ tục đăng ký kết hôn tại Nhật Bản sẽ có quy trình phức tạp hơn ở Việt Nam, thế nhưng nếu đi về Việt Nam để đăng ký sẽ mất nhiều chi phí và thời gian hơn, thay vào đó các bạn có thể làm thủ tục ngay tại Nhật. Qua bài viết dưới đây, FUNOVA sẽ hướng dẫn chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị và từng bước thực hiện quy trình đăng ký kết hôn. Tham khảo ngay bạn nha.
Trước tiên, một yêu cầu rất quan trọng đó là, dù ở Việt Nam hay ở Nhật Bản, các bạn mang Quốc tịch Việt Nam muốn kết hôn thì cần đáp ứng các điều kiện tuân theo pháp luật như sau:
- Độ tuổi yêu cầu: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn được dựa trên tinh thần tự nguyện của cả hai bên và không thuộc một trong các trường hợp sau: Tảo hôn, cưỡng hôn, lừa dối kết hôn, kết hôn giả…
- Cả hai bên đang trong tình trạng không có vợ hoặc chồng.
- Cả nam và nữ đều bình thường, không mất năng lực hành vi dân sự.
THỦ TỤC SỐ 5
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
婚姻証明書
– Hồ sơ gồm:
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);
2/ Tờ khai (tải tại đây); đánh máy, không viết tay + Sau khi in tờ khai, công dân quét mã QR Code bằng điện thoại di động và khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn (bắt buộc);
Nếu không quét QR Code được thì truy cập đường links sau, khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn: https://forms.gle/zhshFBz9yKsg5mYm8
3/ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: do UBND xã, phường ở Việt Nam cấp; hoặc ĐSQ, TLSQ Việt Nam ở nước thứ 3 nơi công dân cư trú trước khi tới Nhật Bản cấp. mục đích dùng để kết hôn với …; giá trị trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp, bản gốc, dấu đỏ.
Xem thủ tục ủy quyền (Thủ tục số 14) để ủy quyền cho người thân ở Việt Nam xin tại UBND xã/phường. Mẫu Giấy ủy quyền tham khảo tại đây (tải tại đây)
4/ Giấy xác nhận chưa thụ lý đăng ký kết hôn của Shiyakuso/Kuyakusho các nơi cư trú cho đến ngày nộp hồ sơ (結婚届受理していない証明書) (xem mẫu)
* Công dân nộp kèm theo bản tự dịch sang tiếng Việt các Giấy chứng nhận của Shiyakuso để đối chiếu hồ sơ
* Công dân điện thoại đến các Shiyakusho nơi mình đang và đã từng cư trú, đề nghị xác nhận cho toàn bộ thời gian cư trú tại Nhật Bản đến hiện tại. Các Shiyakuso sẽ hướng dẫn cách thức thực hiện cụ thể. (tham khảo hướng dẫn cách xin trên website của thành phố Osaka: 大阪市:独身証明書の交付請求 (…>戸籍に関すること>戸籍証明の交付請求に関すること) (osaka.lg.jp).
* Trường hợp không xin được xác nhận của Shi/Ku cần chứng minh lý do không xin được (ví dụ văn bản trả lời của Shi/Ku về việc không cấp…).
5/ Giấy xác nhận cư trú (Juminho bản chính); Copy thẻ cư trú 2 mặt;
6/ Giấy khám sức khỏe (tham khảo mẫu)
7/ Copy Hộ chiếu trang 2 và 3 của hai vợ chồng
Lưu ý: ĐSQ sẽ không tiếp nhận hồ sơ nếu không đầy đủ những giấy tờ trên
* Thủ tục đăng ký kết hôn chỉ cấp cho công dân đang học tập và làm việc ở Nhật Bản. Công dân sang Nhật Bản theo diện visa du lịch, ngắn hạn không được cấp Đăng ký kết hôn.
* Trường hợp tái hôn hoặc người kia đã chết, thì cần nộp bản chụp copy kèm xuất trình bản chính trích lục bản án/quyết định của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao giấy chứng tử của người chồng/vợ đã chết.
THỦ TỤC SỐ 6
CẤP GIẤY ĐỦ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
婚姻要件具備証明書
– Hồ sơ gồm:
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);
2/ Tờ khai (tải tại đây); đánh máy, không viết tay
+ Sau khi in tờ khai, công dân quét mã QR Code bằng điện thoại di động và khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn (bắt buộc);
+ Nếu không quét QR Code được thì truy cập đường link sau, khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn: https://forms.gle/UczNjKoLbxt7U3Kv7
3/ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân giai đoạn trước khi xuất cảnh sang Nhật: Do UBND xã, phường ở Việt Nam cấp; hoặc ĐSQ, TLSQ Việt Nam ở nước thứ 3 nơi công dân cư trú trước khi tới Nhật Bản cấp. Mục đích dùng để kết hôn với …; giá trị trong vòng 06 tháng kể từ ngày cấp, bản gốc, dấu đỏ.
Xem thủ tục ủy quyền (Thủ tục số 14) để ủy quyền cho người thân ở Việt Nam xin tại UBND xã/phường. Mẫu Giấy ủy quyền tham khảo tại đây (tải tại đây)
4/ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân) sau khi sang Nhật tới nay: Do cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại khu vực lãnh sự nơi đã từng cư trú trước đây cấp. Có thể xin giấy chưa thụ lý đăng ký kết hôn của Shiyakuso/Kuyakusho các nơi đã cư trú cấp (結婚届受理していない証明書) (xem mẫu)
* Công dân nộp kèm theo bản tự dịch sang tiếng Việt các Giấy chứng nhận của Shiyakuso để đối chiếu hồ sơ
5/ Giấy xác nhận cư trú (Juminho, bản chính) ; Copy thẻ cư trú 2 mặt;
6/ Copy Hộ chiếu trang 2 và 3
– Letterpack (レターパック) viết sẵn địa chỉ nhà mình, clear holder (クリアホルダー)
THỦ TỤC SỐ 7
CẤP GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN TRONG THỜI GIAN CƯ TRÚ TẠI NHẬT BẢN
婚姻状況確認書
– Hồ sơ gồm:
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);
2/ Tờ khai (tải tại đây); đánh máy, không viết tay
+ Sau khi in tờ khai, công dân quét mã QR Code bằng điện thoại di động và khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn (bắt buộc);
+ Nếu không quét QR Code được thì truy cập đường links sau, khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn:
https://forms.gle/UczNjKoLbxt7U3Kv7
3/ Giấy xác nhận chưa thụ lý đăng ký kết hôn của Shiyakuso/Kuyakusho các nơi cư trú cho đến thời điểm hiện nay (結婚届受理していない証明書) (xem mẫu)
* Công dân nộp kèm theo bản tự dịch sang tiếng Việt các Giấy chứng nhận của Shiyakuso để đối chiếu hồ sơ
* Trường hợp không xin được xác nhận của Shi/Ku cần chứng minh lý do không xin được (ví dụ văn bản trả lời của Shi/Ku về việc không cấp…).
* Trường hợp đã ly hôn thì gửi kèm theo bản copy quyết định của Tòa án hoặc của Shiyakusho; phải làm thủ tục Trích lục ghi chú ly hôn (Thủ tục số 9), phải có Giấy xác nhận chưa thụ lý đăng ký kết hôn của Shiyakuso/Kuyakusho từ khi đã ly hôn đến nay
4/ Giấy xác nhận cư trú (Juminho, bản chính)
5/ Copy Hộ chiếu trang 2 và 3
THỦ TỤC SỐ 8
CẤP TRÍCH LỤC GHI CHÚ KẾT HÔN
婚姻本籍帳記載抄録証明書
– Hồ sơ gồm:
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);
2/ Tờ khai (tải tại đây); đánh máy, không viết tay
+ Sau khi in tờ khai, công dân quét mã QR Code bằng điện thoại di động và khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn (bắt buộc);
+ Nếu không quét QR Code được thì truy cập đường links sau, khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn:
https://forms.gle/zhshFBz9yKsg5mYm8
3/ Giấy thụ lý kết hôn do Shiyakuso cấp (結婚届受理証明書)
* Công dân nộp kèm theo bản tự dịch sang tiếng Việt các Giấy thụ lý của Shiyakuso để đối chiếu hồ sơ
Lưu ý: Một số trường hợp đã đăng ký kết hôn tại Shiyakusho, chưa làm thủ tục đủ điều kiện kết hôn tại Đại sứ quán trước đó, thì cần hoàn thiện thủ tục Đủ điều kiện đăng ký kết hôn (thủ tục số 6)
4/ Giấy xác nhận cư trú (Juminhyo) của 2 người; Copy thẻ cư trú 2 mặt;
5/ Copy Hộ chiếu trang 2 và 3
6/ Copy Giấy đủ điều kiện kết hôn đã được Đại sứ quán cấp trước đó
* Lưu ý: Các trường hợp làm thủ tục kết hôn vắng mặt tại Shiyakusho (một người ở Nhật, một người ở Việt Nam) thì công dân hoàn thiện thủ tục trích lục ghi chú kết hôn tại Việt Nam. Đại sứ quán không thụ lý hồ sơ trong trường hợp này.
THỦ TỤC SỐ 9
CẤP TRÍCH LỤC GHI CHÚ LY HÔN
離婚本籍帳記載抄録証明書
– Hồ sơ gồm:
1/ Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây);
2/ Tờ khai (tải tại đây); đánh máy, không viết tay
+ Sau khi in tờ khai, công dân quét mã QR Code bằng điện thoại di động và khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn (bắt buộc);
+ Nếu không quét QR Code được thì truy cập đường links sau, khai đầy đủ các mục theo hướng dẫn:
https://forms.gle/t5wcKnXDheBzYrMSA
3/ Giấy thụ lý ly hôn do Tòa án hoặc Shiyakuso cấp
* Công dân nộp kèm theo bản tự dịch sang tiếng Việt các Giấy thụ lý ly hôn của Shiyakuso hoặc Quyết định của Tòa án để đối chiếu hồ sơ
4/ Giấy xác nhận cư trú (Juminho)
5/ Copy Hộ chiếu của 2 vợ chồng (nếu không có copy hộ chiếu của người đã ly hôn thì hồ sơ cũng được chấp nhận)