HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC BẢO LÃNH VỢ (HOẶC CHỒNG), CON SANG NHẬT CHO NGƯỜI CÓ VISA KỸ SƯ - Công ty Funova

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC BẢO LÃNH VỢ (HOẶC CHỒNG), CON SANG NHẬT CHO NGƯỜI CÓ VISA KỸ SƯ

Với mục đích thu hút các nguồn lao động có tay nghề cao đến Nhật Bản, chính phủ Nhật đã áp dụng nhiều đặc quyền hấp dẫn dành cho những lao động có visa kỹ sư. Theo đó, bảo lãnh vợ/ chồng và con cái sang Nhật là đặc quyền lớn nhất của loại thị thực này. Dưới đây, FUNOVA sẽ giới thiệu với các bạn về thủ tục xin bảo lãnh một cách chi tiết nhất

I. ĐIỀU KIỆN BẢO LÃNH

1. Những lưu ý khi muốn bảo lãnh vợ, con sang Nhật theo diện kỹ sư

Để có thể bảo lãnh người thân sang, cần phải đáp ứng gần như tuyệt đối những điều kiện sau:

  • Bạn là người hiện đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản và vẫn còn thời hạn visa.

  • Chứng minh được rằng bạn có đủ khả năng tài chính để cung cấp cho vợ của mình trong thời gian vợ, con lưu trú tại Nhật Bản.Chứng minh tài chính này không có qui định tối thiểu, họ dựa vào tình hình tài chính thực tế của gia đình để xem xét.
  • Tiền tiết kiệm gửi ngân hàng.
  • Công ty mà bạn đang làm việc có chấp hành mọi quy định về đóng thuế của nhà nước không.Nếu công ty có nhiều trường hợp công nhân vi phạm pháp luật bỏ trốn thì khó mà xin thêm visa, chứ đừng nói đến việc bảo lãnh cho ai sang.
  •  Các giấy tờ thuế của công ty, cá nhân….

2. Các loại hình bảo lãnh vợ, con sang Nhật theo diện kỹ sư
 
Việc bảo lãnh người thân sang Nhật được thông qua thủ tục xin chứng nhận tư cách cư trú. Khi làm thủ tục, bạn có thể lựa chọn trong khoảng: 1 vài tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm….tuỳ từng mức thời gian là lựa chọn cho phù hợp

Sau khoảng thời gian đã đăng kí, nếu muốn vợ, con tiếp tục ở Nhật cùng mình, thì sẽ phải làm thủ tục gia hạn thời gian cư trú trước khi hết hạn

II. THỦ TỤC BẢO LÃNH

1. Những giấy tờ cần chuẩn bị tại Nhật (Người bảo lãnh)
 

STTTên giấy tờLưu ý
1Giấy chứng nhận là nhân viên của công ty
在職証明書          
– Xin tại công ty (có đóng dấu) (1 bản)
 Bảng tổng hợp lương
年賃金台帳
– Xin tại công ty (có đóng dấu) (1 bản)
– Hàng tháng có bảng lương nhưng lên công ty xin tổng hợp lại
có ghi rõ các khoản khấu trừ như thuế thu nhập, thuế thị dân, bảo hiểm……
2Giấy chứng nhận đóng thuế có 3 loại:
– 納税証明書 (1 bản)
– 課税証明書 (1 bản) – 非課税証明書 (1 bản)
– Xin tại 市役所 hoặc 区役所 (Shiyakusho hoặc Kuyakusho) – Nếu là nhân viên công ty chưa được một năm thì không cần giấy tờ này.


3Xác nhận số dư tài khoản– Thường để trong tài khoản kha khá tiền (tầm 100m trở lên) rồi in ra sổ ngân hàng và copy trang đầu tiên cùng các trang có in sao kê tài khoản của sổ ngân hàng. (Nếu không có thì vay bạn bè, in xong thì trả nên không khó lắm)
4Thẻ ngoại kiều– 1 bản photocopy
5Hộ chiếu– 1 bản photocopy
6Giấy xác nhận cư trú
住民票
-Xin tại市役所hoặc 区役所 (Shiyakusho hoặc Kuyakusho) nơi đang sinh sống
7Giấy tờ chứng minh mối quan hệ
– Nếu là vợ chồng: giấy đăng ký kết hôn , nếu hai vợ chồng cùng sổ hộ khẩu thì thêm sổ hộ khẩu.- Nếu là con: Giấy khai sinh của con, nếu con cùng sổ hộ khẩu thì thêm sổ hộ khẩu.
Với mỗi 1 giấy tờ cần chuẩn bị bản sao(hoặc photo công chứng) + bản dịch có đóng dấu của trung tâm dịch thuật: Về bản dịch, dịch tại Việt Nam. Không nên tự dịch mà phải ra trung tâm dịch thuật có pháp nhân, sau khi dịch xong họ sẽ đóng dấu đỏ của trung tâm dịch thuật và như vậy mới có giá trị pháp lý.  
8Ảnh chụp chung 2 người hoặc cả gia đình (vợ, con, chồng), thư trình bày hoàn cảnh.
(Không bắt buộc)
– Do nhiều trường hợp kết hôn giả để bảo lãnh nên nếu có cái này cục sẽ yên tâm hơn về trường hợp của mình.
– Ảnh chụp chung nên là ảnh cưới
– Nội dung trình bày hoàn cảnh như: muốn gia đình sống gần nhau hơn, để có thể chăm sóc, qua để sinh con….
9Phong bì loại thường có dán sẵn tem (tem 392 yen)– Ghi rõ địa chỉ nhận thư của mình. Mua tại コンビニ hoặc bưu điện. 
– Cái này để cục XNC gửi giấy tư cách về nên mua loại to 1 chút để khỏi bị gấp giấy
10Đơn xin tư cách lưu trú
在留資格認定証明書交付申請書
– 1 bộ gồm 3 tờ

 Giấy này với mỗi 1 người được bảo lãnh thì viết 1 bộ. ví dụ chỉ bảo lãnh vợ thì điền 1 tờ cho vợ còn nếu bảo lãnh 1 vợ + 1 con thì cần viết 2 bộ, 1 bộ cho thông tin vợ và 1 bộ thông tin cho con. Để đảm bảo là bạn đang sử dụng mẫu đơn mới nhất thì bạn nên tải trực tiếp tại mục 11 website cục di trú Nhật tại địa chỉ: https://www.moj.go.jp/isa/applications/procedures/16-1-1.html (Các bạn tải file mẫu đơn PDF hoặc Excel tại mục số 11 ( 【家族滞在】・【特定活動(研究活動等家族)】・【特定活動(EPA家族)】)



CÁCH ĐIỀN ĐƠN XIN TƯ CÁCH LƯU TRÚ

Mỗi tờ đơn này có 2 phần là: Phần dành cho người được bảo lãnh ở VN( Trang For applicant, part 1 và trang For applicant, part 2 R ) (vd. chị Trâm Anh hoặc con chị Trâm Anh) và phần dành cho người đứng ra bảo lãnh ở Nhật (trang For supporter, part 1 R )(vd anh Tùng Sơn).

Cách điền phần Dành cho người được bảo lãnh ở VN(23 câu):

Mục dán hình: Dán hình 3×4 ( nền trắng) của người được bảo lãnh ở VN vào. Trong ví dụ này nếu là đơn của chị Trâm Anh thì dán hình của chị Trâm Anh, nếu đơn của con thì dán hình con vào. Các thông tin từ mục 1 tới mục 23 sau đây cũng vậy, nếu là đơn của chị Trâm Anh thì điền thông tin của chị, còn nếu là tờ đơn của con thì điền thông tin của con. Các bạn nhớ nhé, thông tin khai là của chị Trâm Anh mà lại đi dán hình của con vào là chết ngay nhé!
Mục 1: Quốc tịch
Mục 2: Năm tháng ngày sinh
Mục 3: Họ và tên (viết hoa)
Mục 4: Giới tính
Mục 5: Nơi sinh ( theo cmnd/khai sinh)

Mục 6: Tình trạng kết hôn của người được bảo lãnh tại VN, nếu đã kết hôn thì chọn YES, chưa thì chọn NO. Trong ví dụ này tờ đơn của chị Trâm Anh sẽ đánh là YES, còn nếu của con thì đánh NO.
Mục 7: Nghề nghiệp: nhân viên văn phòng thì là 事務員, giao viên là 教師, dược sỹ là 薬剤師, học sinh là 学生, thất nghiệp là 無職…
Mục 8: Nơi ở hiện tại của người được bảo lãnh, ghi theo cmnd, hộ khẩu.
Mục 9: Địa chỉ và sdt của người được bảo lãnh tại Nhật, do là vợ con còn đang ở VN chưa sang nên phần này các bạn để trống, hoặc nếu ghi thì ghi địa chỉ của người đứng ra bảo lãnh bên Nhật.
Mục 10: SỐ hộ chiếu và ngày hết hạn của người được bảo lãnh
Mục 11: Tick R 「家族滞在」
Mục 12: Ngày dự định sẽ đến Nhật
Mục 13: Sân bay đến, ví dụ Narita
Mục 14: Muốn xin visa thời hạn bao lâu thì phải điền bằng với số năm còn lại trong visa của người đứng ra bảo lãnh bên Nhật. Vd anh Tùng Sơn có visa 3 năm nhưng đã ở hết 1 năm, còn lại 2 năm thì giờ chị Trâm Anh là người phụ thuôc nên cũng phải điền 2 năm vào mục này.
Mục 15: Kỳ này sang Nhật có đi cùng ai không? Nếu có con cùng đi theo thì chọn YES cho cả hai, còn đi 1 mình thì chọn NO.

Mục 16: Nơi nộp xin visa ở đầu Việt Nam. Nếu nộp ở đại sư quán Hà Nội thì điền ベトナム大使館. Nếu nộp lãnh sự quán ở HCM thì điền ホーチミン総領事.
Mục 17: Người được bảo lãnh ở VN đã từng đến nhật chưa? Nếu có thì chọn YES đồng thời ngay dưới đó điền số lần đã đến Nhật + khoảng thời gian đã sống ở Nhật lần gần đây nhất.
Mục 18,19: Nó hỏi có phạm tội, bị trục xuất bao giơ chưa: Chọn No.
Mục 20: Danh sách người thân của người được bảo lãnh tại Nhật ( gồm người đứng ra bảo lãnh và anh chị em của người được bảo lãnh nếu có). Trong ví dụ này sẽ điền thông tin anh Tùng Sơn và bố,mẹ, chị, em của chị Trâm Anh nếu 1 trong những người đó đang sống ở Nhật.
Mục 21 (b) : Nơi đăng ký kết hôn + ngày đăng ký kết hôn đối vợ vợ/chồng và nơi đăng ký khai sinh + ngày đăng ký khai sinh đối với con. Nếu là vợ chồng thì điền giống trong bản dịch giấy đăng ký kết hôn.
Mục 22: Chọn Guarantor.
Mục 23: Điền thông tin người làm đơn, chính là người đứng bảo lãnh bên Nhật lun ( trong vd này là anh Tùng Sơn đẹp trai).

Cách điền phần Dành cho người đứng ra bảo lãnh ở Nhật (Trang có tiều đề là For supporter, gồm 2 câu):

Mỗi một bộ đơn đăng ký tư cách lưu trú như thế sẽ có phần thông tin người đứng ra bảo lãnh bên Nhật (trong ví dụ của chúng ta là anh Tùng Sơn). Các bạn sẽ điền như sau:

Phần này là phần thông tin của người đứng ra bảo lãnh ( anh Tùng Sơn) nên mọi thông tin liên quan đều lấy người đứng bảo lãnh ( anh Tùng Sơn) làm gốc.
Mục 1: Người sẽ được bảo lãnh ở VN. Trong vd này là Trâm Anh, nếu tờ đơn của con thì điền tên con vào.
Mục 2 là toàn bộ thông tin cá nhân, thông tin thẻ ngoại kiều và thông tin nơi làm việc của người đứng bảo lãnh (anh Tùng Sơn).
Mục 2(8): QUan hệ với người được bảo lãnh ở VN. Nếu là tờ đơn của con thì chọn là cha(father) hoặc mẹ (mother).

Mục 2(10): Số pháp nhân công ty, hỏi công ty để biết.

Mục 2(9, 11, 12, 13): Thông tin công ty nơi người bảo lãnh đang làm việc.

2. Những giấy tờ cần chuẩn bị tại Việt Nam (Người được bảo lãnh)
 

STTTên giấy tờLưu ý
1Giấy đăng ký kết hôn Bản gốc +1 bản photocopy
2Hộ chiếu của người được bảo lãnhBản gốc +1 bản photocopy
3Giấy khai sinh (đối với người được bảo lãnh là con)Bản gốc +1 bản photocopy
4Ảnh hồ sơ 4.5 x 4.5 cm của người được bảo lãnh (để dán vào đơn xin Visa)Ảnh chụp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nộp đơn
 
5Đơn xin cấp VisaĐơn xin visa “bảo lãnh vợ chồng sang Nhật” điền theo mẫu sẵn có bằng tiếng Anh, có dán hình chân dung nền trắng 4.5cmx4.5cm. Link tải form: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000475049.pdf. Trong đơn này ở mục ” Purpose of visit to Japan ” thì điền là DEPENDENT. Mục “Intended length of stay in Japan ” thì điền giống trong tờ tư cách lưu trú COE đã được nhận.
6Giấy Tư cách lưu trú (在留資格認定証明書)– Giấy này người bảo lãnh bên Nhật đã xin được và gửi về
(Bản gốc và 1 bản photo)


3. Những chú ý sau khi đã làm xong giấy tờ

– Cần điền đầy đủ thông tin theo mẫu đơn mình gửi kèm ảnh.
– Tất cả các giấy tờ chuẩn bị trong vòng 3 tháng đến thời điểm nộp.

– Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì các bạn Kỹ sư mang đi nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh(入管 – 入国管理局) gần chỗ ở nhất. Khi đi nhớ đem theo thẻ cư trú và passport nhé. Khi nộp người của cục sẽ check qua, nếu không có vấn đề gì sẽ nhận được 1 phiếu có ghi mã số hồ sơ của mình, các bạn nhớ mã số này, khi có vấn đề về hồ sơ mà liên lạc cho họ thì đọc mã số này để họ tra. Nếu không có vấn đề gì thì thường sau 1 tháng sẽ có tư cách lưu trú, họ sẽ gửi về bằng phong bì bạn đã chuẩn bị. Có chỗ nhanh thì 2 tuần là có. Nếu có thiếu số hồ sơ hay có các vấn đề gì thì cục sẽ gửi thư về nhà mình yêu cầu bổ sung hay giải thích (tùy từng trường hợp). Tất nhiên thời gian chờ sẽ lâu.
– Các thông tin khai phải trùng khớp với nhau, sau này ghi đơn visa ở ĐSQ Nhật hoặc LSQ Nhật ở VN cũng vậy.
– Sau khi có giấy tư cách lưu trú thì gửi về nhà, người được bảo lãnh sẽ mang hồ sơ lên ĐSQ Nhật (Hà Nội) hoặc LSQ Nhật (TP.HCM) ở VN xin visa.

Trên đây FUNOVA vừa chia sẻ đến các bạn thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật theo Visa kỹ sư. Mong rằng bài viết thực sự hữu ích đến các bạn.

Chúc các bạn thành công!
 


HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỦ TỤC BẢO LÃNH VỢ (HOẶC CHỒNG), CON SANG NHẬT CHO NGƯỜI CÓ VISA KỸ SƯ
Tin Tức